Những năm trở lại đây, cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ và các thiết bị phụ trợ, ngành mỹ phẩm đã có bước đột phá đáng kể. Các loại mỹ phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại từ chăm sóc da, tóc,..Vậy quy trình sản xuất mỹ phẩm cần máy móc gì?
Về cơ bản, các thiết bị cho dây chuyền sản xuất mỹ phẩm cần sử dụng một số loại thiết bị chính sau:
Thiết bị sản xuất: Máy trộn, máy nhũ hóa hút chân không, gia nhiệt
Thiết bị ép khuôn: máy ép cho son môi, phấn nền,…
Thiết bị hoàn thiện: máy chiết rót, máy dán nhãn,…
Thiết bị sản xuất mỹ phẩm
Trong các loại thiết bị phục vụ công đoạn sản xuất mỹ phẩm cần phải nhắc tới các dòng máy:
1.1 Máy khuấy trộn
- Máy khuấy trộn có chức năng khuấy trộn các loại nguyên liệu mỹ phẩm để đạt độ đồng đều về màu sắc, giúp sản phẩm đạt độ mềm mịn và bóng mượt hoàn hảo.
- Trục khuấy quay cố định liên tục giúp việc trộn nguyên liệu đạt năng suất cao, trộn được ở trạng thái khô, lỏng và sệt. Tuy nhiên, thiết bị này rất khó làm sạch khi trộn ẩm và tiêu thụ mức điện năng lớn.
- Máy khuấy trộn này có kết cấu đơn giản, dễ vệ sinh, tốc độ trộn cao, năng suất cao và hạn chế dính nguyên liệu.
1.2 Máy nhũ hóa
- Máy nhũ hóa có cấu tạo gồm nhiều cánh chân vịt gắn vào cuối trục quay và có nhiệm vụ phân tán và nhũ hóa.
- Thiết bị phân tán chân vịt: Máy được thiết kế có cánh chém gắn gần cuối trục. Khi trục quay, cánh chém sẽ xoay với tốc độ cao tạo ra lực phân tán. Máy có khả năng phân tán cao hơn thiết bị phân tán chân vịt.
- Ngoài ra, dòng máy phân tán nhũ hóa còn có thiết bị nhũ hóa chân không, thiết bị nhũ hóa áp lực cao.
>>>> Xem thêm: So sánh máy nhũ hóa và máy chiết rót
2. Thiết bị ép khuôn
Một số loại mỹ phẩm như son môi, phấn nền thường được nén ép tạo thành khuôn mẫu trước khi đóng vào các bao bì.
2.1 Máy ép khuôn son môi
- Sản xuất son môi, tùy theo hình dạng khuôn ép chủ doanh nghiệp lựa chọn để ép son môi. Trong đó, thông dụng nhất là 2 dòng máy: Ép khuôn son môi thủ công và ép khuôn son môi tự động.
2.2 Máy ép khuôn phấn nền
- Hầu hết các loại mỹ phẩm dạng bột đều được đúc bằng các máy ép tự động. Đây là những loại máy có cấu tạo gồm hệ thống bàn xoay tròn chứa các đĩa kim loại gắn các khuôn lõm được nạp nguyên liệu tự động.
- Sản phẩm sau khi ép nén sẽ lấy ra, khuôn sẽ được tự động làm sạch sẽ và thực hiện quy trình mới. Phấn nền sau khi đúc thành khuôn sẽ được đưa vào máy để làm sạch và loại bỏ phần bột thừa bên ngoài.
>>>> Xem thêm: So sánh máy khuấy trộn nhũ hóa và máy nhũ hóa chân không
3. Thiết bị chiết rót và đóng gói
- Trong quy trình chiết rót, các loại bao bì đóng gói mỹ phẩm rất đa dạng. Trong đó, các loại chai lọ miệng rộng thường chứa dạng sữa, kem, tuýp chứa kem, thùng giấy và túi giấy. Ngoài ra, quá trình chiết rót đòi hỏi phải thực hiện trong môi trường sạch sẽ và vệ sinh. Các sản phẩm kẻ mắt và chuốt mi được chiết rót trong phòng sạch vô trùng nhằm tránh nhiễm khuẩn.
- Công đoạn cuối cùng, hoàn thiện sản phẩm, các cơ sở sản xuất sẽ sử dụng máy dán nhãn, máy in, máy đóng thùng cartin,..Tùy vào sản lượng sản phẩm đóng gói trên thực tế mà hiệu suất của máy dán nhãn được điều chỉnh phù hợp. Máy in phun hiện đang được sử dụng rộng rãi cho việc in date NSX, HSD,, Máy đóng thùng carton và robot cũng được ứng dụng trong quy trình đóng gói sản phẩm giúp tiết kiệm nhân lực.
> Có thể bạn quan tâm:
CÔNG TY TNHH MÁY MÓC THIẾT BỊ TÂN SAO BẮC Á
Địa chỉ : F12/4 Phạm Thị Nghĩ, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Tp. HCM
Điện thoại: 028 2246 3999 – 028 2241 8459 – Fax: 028 39.602.613
Mobile: 0989193888 – 0985467398
Email: congtytansaobaca@gmail.com
Website: www.tasaba.vn